Select Menu

THỜI TRANG

SỨC KHỎE

LÀM ĐẸP

CẨM NANG

New

Crôm cần cho sự chuyển hoá các glucid và lipid. Riêng đối với insulin, crôm tạo thuận lợi cho sự liên kết insulin liên kết với cơ quan thụ cảm của nó, do đó giúp cho sự đồng hoá đường glucose của các tế bào, tạo sự điều tiết tỷ lệ insulin trong máu, làm tăng tính nhạy cảm của các mô đối với insulin, bình thường và ổn định glycemic (tỷ lệ đường  trong máu).


Crôm là nguyên tố vi lượng có tác dụng chống lại bệnh lý tiểu đường và giảm thiểu hàm lượng cholesterol có hại trong cơ thể. Nó còn là giải pháp giúp đề phòng những bệnh lý về tim mạch. 

Chức năng hoạt động:


 Crôm can thiệp vào việc tiêu thụ chất đường của cơ thể. Crôm còn tham gia vào việc ngăn ngừa sự giảm đường trong máu (đôi khi kèm theo cảm giác bất ổn cơ thể). Crôm kích thích hoạt động của insuline, loại hormon giúp tiêu thụ thành phần glucose trong những tế bào để dự trữ hoặc sản sinh năng lượng cho cơ thể. Nó còn hỗ trợ hoạt động của tuyến tuỵ trong việc sản sinh insuline. Hơn thế, crôm tác động đến sự chuyển hoá của chất béo bằng việc đốt cháy lipit, giảm lượng cholesterol có hại trong cơ thể cũng như ngừa béo phì và các bệnh lý về tim mạch, chứng xơ vữa động mạch. 

Liều lượng sử dụng: 


cơ thể cần dung nạp từ 0,05mg đến 0,07mg crôm/ngày. Nguyên nhân thiếu hụt crôm trong cơ thể có thể do chế độ ăn thiếu cân bằng, ăn nhiều thực phẩm có đường và có nguồn gốc từ bột trắng vì được chế biến theo hình thức công nghiệp. Lượng cholesterol trong máu gia tăng và những sự cố về chuyển hoá đường trong cơ thể là biểu hiện thường gặp của việc thiếu hụt crôm. Nói chung, bạn cần cảnh giác trước những triệu chứng bất thường như, thèm ăn ngọt quá độ, mệt mỏi và mất tập trung, tăng insuline, có gluxit trong nước tiểu (chứng tiểu ra glucosa), tăng hàm lượng tryglycéride và cholesterol trong máu… 

Thực phẩm chứa nhiều crôm: 


gan bê và các loại gia cầm, gia vị, ngũ cốc các loại chưa qua tinh chế và cải xoong. Hãy ăn những thực phẩm chứa nhiều crôm ít nhất 1 lần/tuần. Ngoài ra, còn có trứng, men bia, hạt đậu nành và mầm yến mạch cũng chứa nhiều crôm.


Để bổ sung Crom cho cơ thể bạn có thể sư dụng viên uống bổ sung vi lượng Beres Plus giúp bổ sung các vi lượng, khoáng chất, sắt, crom... cho cơ thể khỏe mạnh và chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể

Nếu coi tế bào như một nhà máy thì trung tâm mỗi tế bào là vị trí của máy phát điện, nơi chất dinh dưỡng như đường, protein, chất béo luân phiên được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho nhà máy và mangan được coi là động cơ của máy phát điện.


Thiếu hay thừa mangan có nguy hiểm không?

Thiếu hay thừa mangan đều nguy hiểm cả. Nếu thiếu mangan thường có triệu chứng như: ù tai, sụt cân, mệt mỏi, rụng tóc, da khô, mất ngủ, lãnh cảm, tinh thần bi quan... Nếu thừa mangan có thể gây độc cho phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng và bổ sung mangan bằng con đường dược pẩm bởi nhu cầu mangan hàng ngày của cơ thể không quá 5 mg và mangan trong thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ theo nhu cầu đó. Vì vây, bạn chỉ ần lưu ý thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu mangan như các loại hạt như: đậu phộng, đậu xanh, hạt điều... hay cam chanh, rau dền, khoai lang và trứng động vật.
Sự hấp thụ của mangan qua đường tiêu hóa bị ức chế bởi một số khoáng tố khác như sắt, canxi, photpho. Để cơ thể hấp thụ tốt mangan chỉ cần uống một ly nước chanh sau bữa ăn là đảm bảo được lượng mangan cho cơ thể.


Vai trò của mangan

Mangan trong cơ thể chỉ khoảng 12 – 20 mg nhưng tham gia vào rất nhiều quá trình biến dưỡng với nhiều vai trò khác nhau. Trong đường ruột, mangan giúp men tiêu hóa nhận diện thức ăn dễ hấp thu nhất. Ở tế bào, mangan thúc đẩy tổng hợp protein để bảo toàn cấu trúc của tế bào, nhờ đó tế bào có thể sinh sản bình thường. Nói cách khác, tế bào ít bị biến động thành tế bào ung thư. Mangan là nguyên tố vi lượng "bận rộn" nhất, có mặt ở khắp nơi trong cơ thể. Giúp tạo huyết cầu trong tủy xương, tăng cường cấu trúc chắc khỏe cho xương và răng hay thúc đẩy quá trình sản xuất nội tiết tố.

Mangan tham gia vào sản xuất tác chất trung gian thần kinh dopamin – một chất dẫn truyền xung thần kinh cảm giác về ý chí và tinh thần sáng tạo của con người. Nếu thiếu mangan, cơ thể sẽ mất cảm giác sung sướng hay đau buồn, giảm khả năng phản xạ của cơ thể.
Ngoài ra, mangan còn kích thích chuyển hóa chất béo, giảm cholesterol góp phần ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Mangan trong ty thể làm chất đồng xúc tác cùng các enzyme chuyển hóa hàng loạt quá trình trong tế bào... Hơn nữa, mangan còn thúc đẩy hình thành sắc tố melanin làm sáng da, tăng sức sống cho tóc.

Ngoài ra để bổ sung Mangan cho cơ thể, bạn có thể sử dung viên uống bổ sung vi lượng Beres Plus
Giúp bổ sung nguyên tố vi lượng và Mangan cho cơ thể khỏe mạn hơn, giảm tình trạng thiếu hụt Mangan.

Kẽm là một trong các vi lượng không thể thiếu đối với sức khỏe. Đặc biệt, việc cơ thể thiếu kẽm sẽ làm giảm ham muốn, đồng thời giảm số lượng tinh trùng nhiểu nhất.


Kẽm với sự khỏe mạnh của tuyến tiền liệt

Kẽm đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tuyến tiền liệt. Hàm lượng kẽm trong cơ thể nam giới nếu ở mức thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Phần lớn những căn bệnh về tuyến tiền liệt ở mức ác tính đều có nguyên nhân do hàm lượng kẽm thấp. Việc bổ sung thêm kẽm được cho là giúp hạn chế tình trạng phì đại tuyến tiền liệt. Thông thường, tuyến tiền liệt sẽ bị đau ở những người đang gặp phải những rắc rối về đường tiểu như tình trạng tiểu không kiểm soát hoặc sự lưu thông nước tiểu kém.
Kẽm được đánh giá là có khả năng làm tăng sự sản xuất hormone testosterone, giúp nâng cao khả năng ham muốn của nam giới, số lượng và khả năng di động của tinh trùng. Sự thiếu hụt kẽm sẽ làm mức testosterone sụt giảm, đặc biệt là ở những người đã có tuổi. Kết quả là hệ thống cơ bắp giảm sút, không còn săn chắc và khỏe mạnh. Kẽm còn làm hạ thấp lượng hormone nữ giới Prolactin trong cơ thể nam giới hạ thấp hơn. Loại hormone này khá quan trọng vì chúng giúp mang lại sự nở nang cho bộ ngực của người đàn ông. Ngoài ra, kẽm cũng là chất dinh dưỡng có khả năng cải thiện tình trạng hói đầu của các quý ông.
Vai trò cân bằng nội tiết tố nam của kẽm

Kẽm là một trong những chất bổ sung quan trọng nhất cho sức khỏe của nam giới có nồng độ cao nhất trong tuyến tiền liệt. Đây là một khoáng chất quan trọng trong chức năng tình dục nam giới và bảo vệ chất dinh dưỡng chống ung thư tuyến tiền liệt.

Hội chứng thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, số lượng tinh trùng thấp thấp và testosterone có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm. Nam giới có mức estrogen quá mức mặc dù mức độ testosterone bình thường cũng có thể do thiếu khoáng sản này.
Vai trò của kẽm với việc tạo ra tinh trùng chất lượng

Kẽm là quan trọng để xác định chất lượng tinh trùng ở nam giới. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sinh sản và vô sinh cho thấy nồng độ kẽm thấp gây ảnh hưởng chất lượng tinh trùng, điều này không tốt cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng người đàn ông 
sử dụng thuốc bổ sung kẽm cho thấy những cải tiến cả trong số lượng và chất lượng tinh trùng, các yếu tố này có thể đóng một vai trò đáng kể trong khả năng sinh sản.
Kẽm rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục của nam giới nói riêng. Chế độ ăn uống của họ nên cung cấp đủ yếu tố vi lượng này. Để có đủ lượng kẽm cần thiết, nên ăn những thực phẩm có nhiều protein vì các protein chứa một lượng lớn khoáng chất này, đặc biệt là thịt đỏ - một nguồn cung cấp kẽm rất dồi dào.

Ngoài ra để tránh tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể, bạn có thể sử dụng viên uống bổ sung vi lượng Beres Plus, Giúp bổ sung vi lượng và kẽm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ thiếu hụt kẽm.

Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.


Hậu quả của việc thiếu sắt
Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện : hoa mắt , chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.
Thiếu máu não ở trẻ lớn còn làm cho trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến học tập sút kém. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh niêm mạc nhợt ( đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gày biến dạng, tóc khô cứng  dễ gãy, trẻ  thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ. Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu. Định lượng huyết sắc tố (Hb) nếu dưới 11g Hb trong 100ml máu ở trẻ là bị thiếu máu

Đa số trẻ bị thiếu sắt thường biểu hiện ở hình thức giảm dự trữ sắt trong cơ thể, chỉ một số trường hợp thiếu sắt nặng sẽ trở thành thiếu máu, thiếu sắt. Việc phát hiện thiếu sắt sớm, trước khi có biểu hiện thiếu máu thiếu sắt, rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì sắt có vai trò quan trọng đối với tất cả tế bào trong cơ thể nhất là tế bào não. Trong những hậu quả của thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hành vi  là hậu quả quan trọng và nguy hiểm nhất.
Có trên 40 nghiên cứu của các tác giả trên thế giới ghi nhận nếu thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn sớm của cuộc đời, nhất là trong những tháng đầu tiên, sẽ ảnh hưởng đến chỉ số phát triển tâm thần - vận động về sau. Trẻ thiếu sắt càng nhiều và càng lâu thì trí thông minh càng kém, sự phát triển vận động càng chậm chạp. Có một số nghiên cứu cũng cho thấy một số khiếm khuyết trong phát triển nhận thức do thiếu sắt có thể sẽ không hồi phục được với điều trị bổ sung sắt và có thể tồn tại đến 10 năm sau khi đã bổ sung sắt đầy đủ.
Một hậu quả khác của thiếu sắt là nguy cơ hấp thu chì từ đường tiêu hóa sẽ cao, gây ra ngộ độc chì cho cơ thể. Các nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học cho thấy có sự liên quan giữa thiếu sắt và nống độ chì trong máu cao. Môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm chì khá cao, do đó những trẻ có thiếu sắt sẽ là những trẻ có nguy cơ ngộ độc chì cao nhất. Ngộ độc chì là một tổn thương nguy hiểm cho hệ tạo máu và hệ thần kinh, cũng gây ra những hậu quả không hồi phục.
Thực phẩm chứa nhiều sắt
Nguồn sắt từ thức ăn động vật như thịt nạc, gan có hàm lượng khá cao và dễ hấp thu, do đó rất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Sắt trong thức ăn thực vật thường có hàm lượng thấp hơn và khả năng hấp thu cũng kém hơn thức ăn động vật. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của trẻ nên có đạm động vật và phải cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm và chế biến đúng cách. Các thức ăn giàu sắt bao gồm thức ăn động vật như gan heo, gan gà, gan bò, các loại thịt màu đỏ (thịt bò, heo…), các loại rau có lá xanh sậm (dền, mồng tơi, rau muống…), các loại sữa bột, bột ăn dặm và ngũ cốc có bổ sung sắt.
Đối tượng hay bị thiếu sắt
Đối tượng thường bị thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất là phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh là do cung cấp thiếu, cơ thể hấp thu sắt kém, hay bị mất nhiều (nhiễm giun sán, xuất huyết đường tiêu hóa do viêm nhiễm hay dị ứng, mất qua kinh nguyệt…) hoặc nhu cầu của cơ thể quá cao trong một số giai đoạn tăng trưởng nhanh và hồi phục sau khi bệnh.
Chế độ ăn của trẻ em Việt nam hay bị thiếu sắt, do đó tỉ lệ trẻ bị thiếu máu thiếu sắt khá cao, nhất là ở những vùng kinh tế và điều kiện vệ sinh còn kém. Sinh non và nhẹ cân cũng là nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.  Trẻ 1-3 tuổi là lứa tuổi có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao, do nhu cầu dành cho tăng trưởng cao trong khi chế độ ăn không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết nếu không được chú ý.
Để bổ sung sắt cho cơ thể bạn có thể sử dụng thêm viên uống bổ sung vi lượng Beres Plus. Giúp cung cấp vi lượng bổ sung sắt cho cơ thể khỏe mạnh.

Khoáng chất là thành phần cấu tạo của xương, răng, tế bào mềm, cơ bắp, máu, tế bào thần kinh. Nói chung, khoáng có vai trò quan trọng duy trì tốt tình tạng tinh thần cũng như thể chất của cơ thể. Khoáng chất có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể con người. Nhưng ít ai để ý đến nó vì khoáng chất tồ tại một cách khá tự nhiên trong cơ thể con người. Dưới đây là tác dụng của một số khoáng chất quan trọng cần thiết trong cơ thể chúng ta.


Trước hết, cần phân biệt giữa khoáng chất (minerals) và sinh tố (vitamin), ít nhất là ở hai điểm:
-Vitamin là những chất hữu cơ có phân tử carbon do cây cỏ và động vật tạo ra còn khoáng chất là các chất vô cơ không có carbon.
-Cơ thể có thể tạo ra một vài loại sinh tố nhưng không sản xuất được một khoáng chất nào.
Khoáng chất rất cần thiết cho sự hấp thụ các loại vitamin. Dù rất quan trọng nhưng vitamin sẽ trở thành vô dụng nếu không có sự hỗ trợ của khoáng chất.
Khoáng chất không phải chỉ có trong thực phẩm mà còn thấy trong đất như là sắt, kẽm…Cây cỏ kết hợp khoáng từ đất vào các tế bào của chúng. Do đó, trái cây, các loại rau, hạt là nguồn cung cấp khoáng chất rất phong phú..
Vì là chất vô cơ, cho nên khoáng chất có sức chịu đựng với nhiệt độ cao và vẫn hiện diện trong thực phẩm hoặc tế bào bị đốt cháy.
Khoáng chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của cơ thể và cần phải được cung cấp đầy đủ từ thức ăn mà ta tiêu thụ mỗi ngày.
Tất cả các loại tế bào và dung dịch chất lỏng trong cơ thể đều chứa một số nhiều ít khoáng chất khác nhau. Khoáng chất là thành phần cấu tạo của xương, răng, tế bào mềm, cơ bắp, máu, tế bào thần kinh. Nói chung, khoáng có vai trò quan trọng duy trì tốt tình tạng tinh thần cũng như thể chất của cơ thể.


Vai trò của khoáng chất
Nói chung, vai trò của khoáng chất như sau:
-Cần cho sự tăng trưởng và sự vững chắc của xương;
-Điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa và các phản ứng hóa học;
-Để làm chất xúc tác chế biến diếu tố ( enzyme);
-Là thành phần của chất đạm, chất béo trong các mô, tế bào;
-Có tác dụng phối hợp với các sinh tố, kích thích tố trong các chức năng của cơ thể;
-Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể.
Trong thực tế, cơ thể không cần khoáng chất dưới dạng thực phẩm phụ và cũng không cần khoáng chất với liều lượng quá lớn (megadose). Sự tác động qua lại trong cơ thể của khoáng chất, sinh tố, các chất dinh dưỡng và nhiều chất khác, rất là phức tạp. Cho nên một lượng lớn của bất cứ một thành phần nào cũng đều gây ra sự mất cân bằng và cản trở hấp thụ bình thường các chất dinh dưỡng.
Phân loại
Về phương diện dinh dưỡng, khoáng chất được chia ra làm hai nhóm, căn cứ theo nhu cầu của cơ thể:
-Vĩ khoáng (macromineral) hay khoáng chất đa lượng, là những chất mà cơ thể cần đến với lượng khá lớn, mỗi ngày có thể trên 250 mg. Đó là calci, phospho, sulfur, magnesium và ba chất điện phân natri, chlor và kali.
-Vi khoáng (microminerals) hay khoáng chất vi lượng tuy rất cần thiết nhưng nhu cầu không nhiều, mỗi ngày chỉ cần dưới 20 mg. Như là sắt, đồng, bạc, kẽm, crôm, magan, selen, cobalt, fluor, silic, molybden, boron...
Khoáng chất được ruột non hấp thụ từ thực phẩm, rồi dự trữ và lưu truyền trong máu, trong các loại tế bào. Phần không dùng đến sẽ được nước tiểu loại ra ngoài.
Khi số lượng khoáng chất mang vào cơ thể quá cao và được giữ lại quá lâu thì chúng có thể gây ra một số tác hại.


 Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung khoáng chất cho cơ thể bằng cách sử dụng viên uống bổ sung vi lượng Beres Plus. Giúp cung cấp khoáng chất một cách tự nhiên và đầy đủ cho cơ thể của bạn.

Thiếu khoáng chất là tình trạng mà nồng độ trong cơ thể của một khoáng chất nào đó thiết yếu cho sức khỏe con người thấp hơn mức bình thường. Trong một số trường hợp, nồng độ khoáng chất thấp hơn mức bình thường được định nghĩa như là nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của các chức năng cơ thể phụ thuộc vào khoáng chất. Trong khi một số định nghĩa khác về nồng độ khoáng chất thấp hơn bình thường là mức thấp hơn mức chung của nhóm dân số khỏe mạnh.



Khoáng chất là tất cả những nguyên tố hay phân tử vô cơ cần thiết cho cuộc sống. Trong lĩnh vực dinh dưỡng, khoáng chất bao gồm nước, sodium, potassium, chloride, calcium, phosphate, sulfate, magnesium, sắt, đồng, kẽm, manganese, iodine, selenium, và molybdenum. Cũng có một vài bằng chứng chứng tỏ các chất vô cơ khác như chromium và boron cũng có vai trò trong vấn đề sức khỏe con người, nhưng vai trò như thế nào thì chưa được hiểu rõ. Fluoride được chứng minh làm tăng độ chắc của răng và xương, nhưng chưa có ý kiến nào cho thấy nó cần thiết cho cuộc sống con người.
Thiếu trầm trọng một loại khoáng chất nào đó cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng điển hình và thỉnh thoảng có thể gây chết vì sự suy chức năng liên quan đến chất dinh dưỡng. Việc thiếu chỉ một chất dinh dưỡng thì lại ít xảy ra hơn việc thiếu vài chất dinh dưỡng. Ở Mĩ, suy dinh dưỡng hay gặp nhất ở những người nghiện rượu nặng. Việc thiếu chất cũng có thể xuất hiện trong nhóm dân cư sống ở vùng nghèo nàn về chất đó.
Các chất vô cơ thực hiện rất nhiều chức năng trong cơ thể người. Thiếu nước, sodium, và potassium liên quan chặt chẽ đến các chức năng thần kinh bất thường và chứng loạn nhịp tim. Việc thiếu chất không phải chỉ do chế độ ăn không đủ mà còn có thể do tiêu chảy nặng hay một số nguyên nhân khác. Thiếu iodine là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Thiếu iodine xảy ra ở những vùng có chất đất nghèo iodine và dẫn đến bệnh bướu cổ, với các triệu chứng sưng to ở cổ, đần độn và dị tật thai nhi. Cơ thể sử dụng iodine để sản xuất hormone giáp. Tuy nhiên, bởi vì hormone giáp có rất nhiều vai trò trong quá trình phát triển của thai nhi nên việc thiếu iodien trong suốt thời kì mang thai có thể dẫn đến quái thai.
Thiếu calcium do chế độ ăn hiếm xảy ra. Tuy nhiên, thiếu calcium do thiếu vitamin D có thể tìm thấy ở một bộ phận dân cư nào đó. Để hấp thu hiệu quả calcium từ thức ăn cần phải có vitamin D, và sự thiếu vitamin D ở những bé sơ sinh hay trẻ em đang phát triển có thể dẫn đến thiếu calcium.
Thiếu phosphate do chế độ ăn cũng hiếm vì phosphate có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và động vật, và cũng bởi vì phosphate được hấp thu tốt từ bữa ăn vào cơ thể. Thiếu sắt gây thiếu máu (thiếu hồng cầu), dẫn đến mệt mỏi và thở nông.
Việc thiếu magnesium thường xảy ra ở những người nghiện rượu lâu ngày, những người phải sử dụng các thuốc tiểu đường và những người bị tiêu chảy nặng kéo dài. Thiếu kẽm hay thấy ở vùng Trung Đông nghèo nàn nơi mà nguồn lương thực chủ yếu chỉ là bánh mì không có men. Thiếu đồng cũng hiếm xảy ra, nhưng những thay đổi đe dọa đến sức khỏe trong quá trình chuyển hóa đồng xuất hiện trong 2 căn bệnh di truyền, Wilson và Menkes.
Thiếu selenium có thể thấy ở những vùng mà đất đai nghèo selenium, vì vậy nguồn lương thực sản xuất được cũng nghèo selenium. Trẻ em đang phát triển có thể có nguy cơ thiếu selenium. Thiếu manganese thì lại cực kì hiếm.
Thiếu sodium và thiếu nước là hai dạng thiếu chất phổ biến và nghiêm trọng nhất trên thế giới. Nguyên nhân thường là do việc mất chất quá nhiều từ cơ thể khi cơ thể bị tiêu chảy hay nôn ói nặng. Các bệnh có gây tiêu chảy là một vấn đề chính về sức khỏe toàn cầu và là nguyên nhân của ¼ tỉ lệ tử vong trong số 10 triệu trẻ em chết mỗi năm trên toàn cầu, hầu hết xuất phát từ những vùng dân cư nghèo nàn của châu Phi và châu Á, nơi mà nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi phân người và thú vật. Vấn đề chính cần điều trị trong các bệnh tiêu chảy là mất nước, do việc mất muối và nước có thể làm cạn kiệt thể tích dịch tuần hoàn . Việc giảm thể tích tuần hoàn nghiêm trọng có thể dẫn đến shock, là hiện tượng không cung cấp đủ máu đến các mô khác nhau của cơ thể, do đó, tế bào bị thiếu oxy. Cách điều trị chính để tránh shock là bù nước và muối.
Việc thiếu sodium và potassium cũng thường là hậu quả của quá trình điều trị với thuốc lợi tiểu, là thuốc trị cao huyết áp.
Thiếu iodine thường xuất hiện ở những vùng mà đất đai nghèo iodine và gây bướu cổ, hiện tượng phình to của tuyến giáp. Bướu cổ vẫn tiếp tục là vấn đề của Đông Âu, một phần Ấn Độ, Nam Mĩ và Đông Nam Á. Bệnh bướu cổ không còn ở nước Mĩ do sự bổ sung iodine vào thức ăn. Thiếu iodine trong thai kì có thể dẫn đến đần độn cho trẻ, bao gồm chậm phát triển trí tuệ, lưỡi to, có khi gây chết, câm hay què quặt.
Thiếu sắt có thể do chế độ ăn thiếu chất. Ngoài ra thiếu sắt hay xuất hiện trong thời kì phát triển nhanh, trong chu kì kinh nguyệt hay cơ thể bị mất quá nhiều sắt, có thể do chảy máu tiêu hóa. Trẻ em có nguy cơ thiếu sắt vì tốc độ tăng trưởng quá nhanh đòi hỏi tăng cung cấp sắt từ chế độ ăn để sử dụng trong quá trình tạo máu và cơ. Sữa người là nguồn cung cấp sắt tốt hơn sữa bò, vì khoảng một nửa lượng sắt trong sữa mẹ sẽ được hấp thu tạo ống tiêu hóa của trẻ, so với 10% ở sữa bò. Các triệu chứng của thiếu sắt thường là thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi, sức khỏe yếu và suy giảm chất lượng lao động thể chất.
Calcium và phosphate là những chất dinh dưỡng có quan hệ mật thiết với nhau. Khoảng 99% calcium và 85% phosphate trong cơ thể tập trung ở bộ xương. Cả hai khoáng chất này đều xuất hiện trong rất nhiều loại thức ăn, đặc biệt là trứng, sữa và rau xanh. Trên thế giới, các trường hợp thiếu calcium hay phosphate do chế độ ăn cực kì hiếm. Việc thiếu vitamin D có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, người già hay những người không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài. Việc thiếu vitamin D làm giảm hấp thu calcium từ thức ăn và kết quả là làm cơ thể thiếu calcium ngay cả khi bữa ăn chứa đầy đủ lượng calcium.
Thiếu kẽm thường thấy ở những người nông dân vùng nông thôn ở Trung Đông. Bánh mì không men là nguồn cung cấp khoảng 75% năng lượng hấp thu vào cơ thể người ở những vùng này. Chế độ ăn không thịt nên không chứa kẽm, nhưng nó lại chứa acid phytic, thường xuất hiện trong bột mì và ức chế hấp thu kẽm. Men bia thêm vào bánh mì có thể tạo ra những enzyme có thể bất hoạt acid phytic. Bánh mì không men không chứa men bia, nên có thành phần acid phytic không bị thay đổi. Thiếu kẽm cũng có thể xuất hiện ở người trưởng thành nghiện rượu hay có vấn đề về hấp thu ở đường ruột. Nồng độ kẽm huyết thanh thấp còn xuất hiện ở những người bị bệnh xơ gan do nghiện rượu và bệnh Crohn. Dấu hiệu của thiếu kẽm bao gồm phát ban ở vùng mặt, háng, tay, chân và tiêu chảy, thiếu phát triển chức năng sinh dục, thiếu lông mu và vóc người nhỏ bé. Những triệu chứng này có thể dễ dàng được cải thiện bằng cách bổ sung kẽm. Nhưng một vấn đề liên quan là việc tăng bổ sung calcium sẽ cản trở sự hấp thu hay dự trữ kẽm. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu một người khi uống calcium để ngăn ngừa loãng xương mạn thì có nên sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung kẽm không?

Các khoáng chất giữ các vai trò quan trọng khác nhau trong cơ thể, và những xét nghiệm phát hiện việc thiếu chất sẽ khác nhau ở những chất khác nhau. Lượng chất khoáng trong cơ thể có thể được đo bằng xét nghiệm các mẫu máu, xét nghiệm hồng cầu hay nước tiểu. Trong trường hợp thiếu calcium hay phosphate có thể phải làm thêm xét nghiệm chụp X-quang xương. Trong trường hợp thiếu iodine, chẩn đoán bao gồm kiểm tra cổ bệnh nhân bằng mắt và tay. Còn nếu thiếu sắt, có thể phải yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm bài test bước lên cầu thang.
Trong dân số khỏe mạnh, tất cả trường hợp thiếu khoáng chất đều được ngăn ngừa bằng việc bổ sung thêm các dưỡng chất đó với liều lượng theo quy định của RDA. Những nơi mà chưa duy trì được một chế độ ăn cân bằng, chính phủ nên có các chương trình điều trị cho từng cá nhân, đẩy mạnh nguồn cung thực phẩm. Đảm bảo hấp thu đầy đủ dưỡng chất bằng việc duy trì chế độ ăn cân bằng và uống các chế phẩm bổ sung là cách tốt nhất để ngăn ngừa việc thiếu chất.

Để loại bỏ nguy cơ thiếu hụt khoáng chất trong cơ thể, bạn có thể sử dụng viên uống bổ sung vi lượng Beres Plus để cung cấp khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh đẩy lùi nguy cơ thiếu khoáng chất như hiwwnj nay.

Chất khoáng là một trong sáu loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống. Điều quan trọng để phân biệt giữa chất khoáng và một chất hoá học của cuộc sống là chất khoáng không chứa nguyên tử các bon trong cấu trúc của nó. Tuy nhiên, nó thường kết hợp với các bon chứa trong các chất hữu cơ khi thực hiện các chức năng trong cơ thể.


Chất khoáng được chia theo mức tồn tại trong cơ thể và tỷ lệ % so với trọng lượng cơ thể như sau: calcium (1,5 – 2,2%), phosphorus (0,8 – 1,2%), kali (0,35%), lưu huỳnh (0,25%), natri (0,15%), clo (0,15%), magnesium (0,05%). Như vậy có thể định nghĩa, khoáng đa lượng là những khoáng tồn tại trong cơ thể với một lượng lớn hơn hoặc bằng 0,05% trọng lượng cơ thể.
Khoáng vi lượng tồn tại với lượng nhỏ hơn 0,05% trọng lượng cơ thể. Với một lượng rất nhỏ trong cơ thể, nhưng các vi khoáng đã tham gia vào những chức năng sinh hoá, sinh lý rất quan trọng của cơ thể.
2. Hấp thu và chuyển hoá
Hiệu quả của hấp thu calci trong cơ thể dao động từ 10 – 60%. Trẻ em đang phát triển có thể hấp thu calci đạt 75%. Quá trình hấp thu calci phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau: lượng calci trong khẩu phần, nhu cầu của cơ thể, tuổi, giới, một số thuốc cũng như một số chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần như lactose, protein, vitamin D. Tỷ lệ hấp thu calci tỷ lệ nghịch với lượng calci trong khẩu phần. Phụ nữ thường hấp thu calci kém hơn nam giới, hấp thu calci giảm dần theo tuổi.
Calci được hấp thu bằng hai cơ chế khác nhau: khuếch tán thụ động và vận chuyển tích cực. Hấp thu tích cực cần sự có mặt của vitamin D. Hấp thu thụ động liên quan đến khuếch tán đơn thuần không bão hoà của calci khi có sự chênh lệch gradient, không cần năng lượng tham gia.
Sự đóng góp của 2 quá trình hấp thu phụ thuộc vào nồng độ calci trong ruột và nồng độ vitamin D hoạt tính trong huyết thanh. Người trưởng thành bình thường thì 95% lượng calci được hấp thu bằng con đường tích cực, và nó cũng phụ thuộc vào vitamin D.
4. Nguồn thực phẩm
Chỉ có một số ít thực phẩm có nguồn calci cao. Sữa là thức ăn có lượng calci cao, hấp thu tốt, giá rẻ. Từ sữa có thể chế ra các sản phẩm như bơ, pho mát giúp tăng cường calci và vitamin D. Ngoài ra, một số ngũ cốc và hạt đậu cũng có calci cao nhưng hấp thu kém hơn sữa.

Nước ở nhiều khu vực có hàm lượng calci cao, có thể cung cấp 200mg/ngày. Ngoài ra, các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá… cũng cung cấp một lượng nhỏ calci.
Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm khoáng chất bằng cách bổ sung viên uống bổ sung vi lượng Beres Plus. Cung cấp khoáng chất cho bạn khỏe đẹp hơn.